Để có sức đề kháng tốt khi vẫn ở nhà!
1. Chế độ thể dục thể thao hợp lý.
- Hiện nay, các phòng gym, Yoga, Fitness,…là những nơi tập trung đông người. Vì vậy, bạn cần hạn chế đến những nơi này để rèn luyện sức khỏe, nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm, mắc bệnh.
- Thay vào đó, bạn có thể luyện tập tại nhà bằng một số bài thể dục đơn giản giúp tinh thần tỉnh táo, khỏe khoắn hơn. Một ngày bạn chỉ cần bỏ ra từ 30 đến 45 phút mỗi ngày để vừa nâng cao sức đề kháng vừa có một thân hình chắc khỏe.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghỉ ngơi đúng giờ, không nên thức quá khuya để tránh gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Khi bạn thức khuya, đặc biệt là sau 12h đêm trở đi sẽ gây ra một số hệ lụy:
– Hệ thần kinh: dễ cáu gắt, mất tập trung, kém nhạy bén, đau đầu, suy giảm trí nhớ
– Rối loạn chuyển hóa: tăng cân (béo phì), tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch
– Hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa do chức năng co bóp của dạ dày, ruột bị suy giảm.
– Hệ hô hấp: hụt hơi, khó thở, tức ngực.
2. Chế độ ăn uống tại nhà để tăng sức đề kháng.
- Những ngày dịch như thế này, chắc hẳn bạn rất ngại ra đường, đi siêu thị, đi chợ để mua đồ ăn thức uống. Tuy nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị một số thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh để sử dụng dần bạn nhé.
Sau đây là một số thực phẩm bạn nên chuẩn bị để có thể tăng cường sức đề kháng.
a) Thực phẩm có chứa những vitamin thiết yếu.
Để có thể tăng cường sức đề kháng, các chuyên gia đã chỉ ra rằng cần bổ sung đầy đủ vitamin A, C, D.
Bạn có thể bổ sung vitamin A bằng cách sử dụng thuốc vitamin A, ăn cà rốt, bí đỏ,…Vitamin C sẽ có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, ổi, kiwi…Bổ sung vitamin D bằng cách sử dụng các loại thuốc giúp bổ sung vitamin D.
Dưới đây là một số loại trái cây và thực phẩm có chứa vitamin cần thiết cho cơ thể:
– Trái cây họ cam, quýt
– Ớt chuông đỏ: chứa vitamin gấp 2 lần so với trái cây họ cam, quýt.
– Bông cải xanh: chứa lượng vitamin A,C,E dồi dào.
– Gừng, quả hạt nhân, đu đủ, khoang lang, nghệ, tỏi,…
b) Thịt bò, thủy hải sản.
- Trong thịt bò chứa hàm lượng Kẽm rất lớn, giúp phòng tránh một số bệnh do virus gây ra. Kẽm cũng giúp cơ thể tạo ra bạch cầu, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Bạn cũng đừng quên đưa một số loại thủy hải sản vào trong thực đơn hằng ngày nhé, như: nghêu, sò, ốc , hến, hàu, tôm, cá,… Các loại thủy hải sản này rất giàu protein, photpho, Vitamin, Sắt, Kẽm,… rất có lợi cho cơ thể.
c) Mật ong.
- Một trong những tác dụng phổ biến của mật ong là kháng viêm, giúp giảm nhẹ triệu chứng thường gặp ở vùng họng như viêm họng, đau rát, ngứa họng – những nguyên nhân ban đầu của chứng viêm phổi. Bạn có thể thêm một chút mật ong vào nước chanh, cam, uống vào mỗi sáng để cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.
d) Tổ yến – giải pháp tăng sức đề kháng hiệu quả.
- Tổ yến chứa hơn 50% protein, 18 loại axit amin và hơn 31 nguyên tố vi lượng. Trong đó có nhiều axit amin thiết yếu nhưng cơ thể lại không thể tự tổng hợp được, như:
+ Isoleucin: là một axit amin thiết yếu, cơ thể không thể tự tổng hợp được. Tham gia vào quá trình phục hồi sức khỏe, bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm trùng.
+ Leucin: Đây là loại axit amin thiết yếu, cơ thể không thể tự tổng hợp. Sử dụng trong quá trình sản xuất Protein cho cơ thể.
+ Threonine: là một axit amin thiết yếu, cơ thể không thể tự tổng hợp được. Tốt cho gan, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Bên cạnh đó, các axit amin khác cũng tham gia vào quá trình tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể của người dùng.
- Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh này, việc sử dụng tổ yến sẽ giúp bạn và những người thân yêu có một sức khỏe tốt để chống lại dịch bệnh.
- Tuy nhiên, tổ yến thông thường sẽ mất rất nhiều thời gian chế biến. Thường sẽ mất từ 60 đến 120 phút tùy vào món ăn cần chế biến từ tổ yến. Điều này khiến bạn mất rất nhiều thời gian và công sức.
Leave A Reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
0 Bình luận